4 thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường

14:28 |
Bệnh tiểu đường thì ai cũng biết đến nguy cơ cũng như sự nguy hiểm của bệnh khi mắc bệnh mà không giữ gìn chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống điều độ. Chính vì vậy mà quầy thuốc nêu ra 4 loại thực phẩm rất có lợi cho bệnh nhân bị đái tháo đường và nên được sử dụng:

1. Rau quả màu xanh, đỏ


Ai cũng biết tác dụng của rau cỏ đối với sức khỏe của mọi người là rất quan trọng. Và sử dụng càng nhiều thì càng tốt cho cơ thể. Nhưng đối với bệnh nhân bị đái tháo đường lại càng phải chú ý khi sử dụng các loại rau quả cần hết sức lưu ý do có thể sẽ làm tăng đường huyết bất kì lúc nào nếu không chú ý sử dụng.
1.1. Quả táo: 
Ai cũng biết táo giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa của cơ thể. Nếu sử dụng đều đặn có thể giúp cơ thể trẻ trung và khỏe mạnh hơn. Chính vì vậy mà với bệnh nhân đái tháo đường thì táo giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường. Và nếu có những trái táo rõ nguồn gốc xuất xứ  có thể ăn cả vỏ thì sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ đó.

1.2. Quả bơ:
Bơ là quả chứa nhiều Kali. Và như các bạn đã biết thì Kali và Magie là 2 nguyên tố vi lượng giúp duy trì và ổn định các chỉ số đường huyết cũng như huyết áp cơ thể đối với bệnh nhân cao huyết áp.

1.3. Bông cải xanh:
Là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ và chất chống oxy hóa, đặc biệt là crom giúp kiểm soát đường huyết lâu dài. Bông cải có thể nấu súp, hầm cùng thịt, xào tỏi hoặc chế biến với sốt đậu nành, mù tạt, dầu mè đen...

1.4.Cà rốt:
Có lượng đường rất thấp và giàu chất beta-carotene, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Một số quả mọng như nho, dâu tây, trứng cá, mận, sơ ri… chứa nhiều chất xơ và chống oxy hóa cũng giúp đường máu thấp hơn bằng cách thúc đẩy sản xuất insulin.

2. Chất đạm

Không phải ai cũng biết rằng các loại thịt gà nếu bỏ da thì rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Thêm vào đó thì việc sử dụng cá 1 lần / tuần có thể giảm nguy cơ mắc bệnh, theo 1 nghiên cứu của trường đại học Harvard.

Sữa và sữa chua là thực phẩm giàu protein có lợi và canxi. Chế độ ăn nhiều sữa giúp cơ thể chống lại kháng insulin, vấn đề cốt lõi để điều trị bệnh tiểu đường. Lượng protein trong trứng cũng được đánh giá tốt. 1-2 quả trứng cung cấp năng lượng cho vài giờ, nhưng không làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể.

3. Các loại hạt


Các loại hạt như lúa mạch, ngô, hướng dương, mè,... là những loại hạt chứa nhiều chất xơ và chất béo. Chúng có thể cung cấp cho cơ thể lượng protein cần thiết để duy trì hoạt động. Và đối với bệnh nhân đái tháo đường thì cực kì cần thiết vì có thể thay thế được cơm(dễ làm tăng đường huyết sau ăn). Chính vì vậy với những bệnh nhân đái tháo đường nên cân nhắc sử dụng những loại hạt này sử dụng thay thế dần dần cơm giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

4. Chất bột và chất béo

Dầu ô liu và yến mạch thì ai cũng biết chúng là những thực phẩm tốt cho tim mạch. Chúng cung cấp cho cơ thể những nguyên tố vi lượng cần thiết để kiểm soát huyết áp như Magne, Crome đồng thời thêm nhiều chất thiết yếu như omega 3. Từ đó có thể thấy nếu sử dụng những ngũ cốc nguyên hạt này thường xuyên thì đường huyết trong cơ thể cũng có thể ổn định do chứa nhiều vi lượng và chất chống oxy hóa khác. Ngoài ra sử dụng chúng còn giúp giảm cân (theo các chế độ giảm cân hiện nay thường thêm những chất này vào trong) và từ đó giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

Chúc các bạn duy trì được chế độ ăn uống hợp lý để không còn nỗi lo bị bệnh tiểu đường.
Đọc Thêm…

Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường

11:22 |
Đái tháo đường là bệnh rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa được bổ sung kiến thức đầy đủ về căn bệnh này và tuy có nhiều dấu hiệu về bệnh đái tháo đường những cũng không biết để phòng tránh từ trước và điều trị kịp thời.

Dưới đây là những dấu hiệu để có thể nhận biết được bệnh tiểu đường:


Tụt cân nhanh chóng

Đối với những người cơ thể đang “béo tốt” và khỏe mạnh bình thường tự nhiên trong vòng 1 tháng tụt cân trầm trọng dẫn tới cơ thể suy nhược gầy guộc thì các bạn nên lưu ý và đi kiểm tra ngay nhé. Vì rất có thể bạn đã bị tiểu đường type 1 do cơ thể bạn phải sử dụng đường được lấy từ các mô nên dẫn tới tình trạng ngày càng gầy đi.

Ăn nhiều nhưng nhanh đói

Insulin ngoài chức năng chuyển glucose thành năng lượng, nó cũng có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn và ăn nhiều.

Tuy nhiên, người bệnh lại rất nhanh đói bởi khi chỉ số đường huyết giảm, cơ thể nghĩ rằng nó không được ăn, từ đó kích thích cảm giác đói để nài xin thêm glucose cần cho các hoạt động của tế bào.

Thường xuyên mệt mỏi, dễ cáu gắt

Việc bạn bị tiểu đường thì khi đó lượng insulin của bạn không được sản xuất hoặc là có nhưng chất lượng insulin lại không được đảm bảo để có thể chuyển hóa glucose trong thức ăn thành glucose vào máu và các mô. Tình trạng đó làm cơ thể mệt mỏi do thiếu hụt đường.

Ngoài ra bệnh đái tháo đường còn là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng bệnh mất ngủ của bạn và có thể làm cho cơ thể ngày càng mệt mỏi dễ cáu gắt hơn.

Hay khát nước và đi tiểu nhiều

Khi lượng đường huyết cao sẽ là môi trường ưu trương dẫn tới kéo nước nhiều hơn. Làm cho cơ thể thiếu nước và tăng cảm giác thèm khát bù nước. Chính vì vậy nên bệnh nhân đái háo đường uống rất nhiều nước.
Uống nhiều nước dẫn tới thận hoạt động nhiều và tăng tình trạng đi tiểu ở bệnh nhân đái tháo đường.

Vết thương lâu lành

Ai cũng biết nếu bệnh nhân tiểu đường thì rất dễ bị nhiễm trùng và vết thương rất khó lành lặn. Với những bệnh nhân đái tháo đường thì 1 vết thương nhỏ bằng cái kim cũng có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm và nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng tới tính mạng.

Tăng huyết áp:

Mọi người đều biết rằng tăng huyết áp là 1 biến chứng của tiểu đường. Chính vì vậy nếu bạn đột nhiên xuất hiện thêm tình trạng cơ thể hay nôn nao, khó chịu, chóng mặt và khi đo thấy huyết áp cao hơn so với bình thường thì nên đi kiểm tra cả đường huyết đi nhé. Vì có thể bạn đang bị cả bệnh tiểu đường nữa nhé.
Đọc Thêm…

2 chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân tiểu đường hiện nay

15:18 |
Đối với bệnh nhân tiểu đường thì 1 chế độ ăn kiêng sẽ giúp chi sức khỏe của bệnh nhân luôn được đảm bảo và tránh được tiến triển xấu của bệnh. Vậy có những chế độ ăn kiêng nào tốt dành cho bệnh nhân bị đái tháo đường. Cùng tìm hiểu 2 chế độ ăn kiêng đang được áp dụng nhiều cho bệnh nhân tiểu đường hiện nay nhé:
Chế độ ăn kiêng.


1. Chế độ ăn kiêng DASH

Là chế độ ăn kiêng nổi tiếng đối với người bị Cao Huyết áp. Nhưng phác đồ chế độ ăn kiêng DASH cũng là 1 sự lựa chọn tuyệt với đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn kiêng DASH:

Theo 1 chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường Sonya Angelone cho rằng
"DASH là một chế độ ăn uống thực vật tập trung đó là giàu trái cây, rau, các loại hạt, và các loại đậu, cũng như sữa ít béo, thịt nạc, cá, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, và chất béo có lợi cho tim"
Và ông còn cho rằng:
"Thật dễ dàng để làm theo, sức khỏe cho cả gia đình, và rất tốt cho việc giảm câ đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường."

Theo Toby Smithson, RD, một chuyên gia giáo dục cho bệnh nhân tiểu đường và là người sáng lập của DiabetesEveryDay.com cho rằng: "Gần hai phần ba những người có bệnh tiểu đường cũng có kèm theo tình trạng tăng huyết áp" cô nói. Và việc có thể kiểm soát được tình trạng tăng huyết áp là 1 bước tiến lớn đối với các bệnh nhân.

 2. Chế độ ăn kiêng Mediterranean:

Theo ông Constance Brown-Riggs, RD, một chuyên gia giáo dục cho bệnh nhân tiểu đường và là nhà sáng lập của The African American Guide to Living Well With Diabetes cho biết:

“Chế độ ăn Mediterranean chứa nhiều thực phẩm tươi sống, thực phẩm theo mùa, nhiều sản phẩm, dầu ô liu tốt cho tim mạch, và một chút rượu làm cho Mediterranean Diet một sự lựa chọn thú vị cho những người bị bệnh tiểu đường

Phong cách ăn uống này có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cũng như làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, theo Hiệp hội Tiểu Đường Mỹ.

Các nghiên cứu cho thấy rằng có nhiều người ưa thích chế độ ăn kiêng này vì vậy nên chúng ta có thể tránh được chế độ ăn kiêng Yo-Yo.

Nếu muốn thực hiện chế độ ăn kiêng Mediterranean thì ông Smithson đề nghị bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường. Vì đến 50% các loại thực phẩm có trong chế độ ăn kiêng này có chứa các nhóm carbonhydrate nên cần phải được hạch toán cẩn thận trước khi áp dụng.


Chúc các bạn có thể lựa chọn được chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân đái tháo đường phù hợp để có 1 cuộc sống khỏe mạnh.
Đọc Thêm…

Lá xoài non - Dược liệu "thần kì" chữa bệnh tiểu đường

11:31 |
Tỉ lệ người Việt Nam cũng như trên thế giới bị mắc bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường đang ngày càng tăng lên do rất nhiều yếu tố môi trường tác động.

Hơn thể nữa bệnh tiểu đường là 1 bệnh không có thuốc tây y chữa trị dứt điểm tình trạng này. Chính vì vậy mà bệnh đái tháo đường là bệnh phải chữa trị cả đời.
Trong y học dân gian của Việt Nam thì có rất nhiều bài thuốc từ dược liệu có sẵn trong đời sống có thể chữa trị được bệnh tiểu đường trong số đó có lá xoài non được biết đến như 1 bài thuốc chữa tiểu đường hiệu quả và “thần kì”


Lá xoài chữa bệnh tiểu đường.


Xoài là loại cây có dược tính rất cao. Ngay cả lá xoài cũng có thể dùng làm vị thuốc trị tiểu đường cực tốt.

Theo Y học cổ truyền, lá có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát, lợi tiểu, chống sa nội tạng, được dùng trị bệnh hô hấp trên như ho, viêm phế quản cấp hay mạn tính, phù thũng.

Hơn nữa, trong lá xoài có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường.

Kết quả nghiên cứu ban đầu của Đại học Queensland (Úc) cho thấy một số hợp chất trong xoài có tác dụng chữa bệnh tương tự như các loại thuốc trị tiểu đường và làm giảm cholesterol.

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng lượng đường có trong xoài là rất thấp thậm chí không thể ảnh hưởng lên nồng độ đường huyết của chúng ta khi chúng ta ăn vào.

Hướng dẫn sử dụng lá xoài trong điều trị bệnh đái tháo đường:

Mỗi tối chúng ta sử dụng 5 lá xoài tươi rồi cho nước nóng rồi để như thế qua đêm. Sau đó thì chúng ta sẽ uống hết ly nước đó vào buổi sáng. Cứ làm như vậy trong 1 thời gian sẽ thấy được hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Ngoài ra nếu chúng ta không có lá xoài tươi mỗi ngày để sử dụng thì có thể dùng lá xoài phơi khô rồi nghiền thành bột và sử dụng hàng ngày.

Lưu ý:

- Không nên sử dụng nhiều lần do có thể làm hạ đường huyết quá mức đối với bệnh nhân tiểu đường. Do tác dụng của lá xoài xanh theo nghiên cứu là khá mạnh nên chúng ta hết sức lưu ý khi sử dụng. Nếu có biểu hiện hạ đường huyết quá mức cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị.


- Nếu sử dụng cùng thuốc tây thì sử dụng cách nhau 2-3h để tránh tác dụng quá mức của thuốc khi phối hợp và tương tác thuốc nếu có. Uống cách nhau sẽ giúp chúng ta tránh được việc làm giảm hấp thu hoặc tăng quá mức tác dụng của thuốc khác.


Đọc Thêm…

Phân biệt các loại bệnh tiểu đường hiện nay

11:59 |
Tiểu đường thai kì.
Phân biệt các loại tiểu đường hiện nay

Bệnh tiểu đường có 3 loại chính là tiểu đường type 1, type 2 và type 3. Tuy nhiên, ít người biết đến sự khác nhau của 3 loại tiểu đường này. Dưới đây là những phân biệt bệnh tiểu đường bạn nên biết.

1, Tiểu đường type 1: bệnh xảy ra khi tuyến tụy sản xuất rất ít insulin hoặc không sản xuất insulin. Độ tuổi mắc bệnh là dưới 20 tuổi. Đó là lý do tại sao loại bệnh tiểu đường này còn được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên hoặc bệnh tiểu đường trẻ em. Khoảng 15% trong số tất cả bệnh nhân mắc tiểu đường là loại 1.

Trong bệnh tiểu đường type 1, cơ thể không sản xuất insulin. Bởi vì các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin bị phá hủy, những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 sẽ sống bằng tiêm insuline suốt đời. Ngoài việc điều trị bằng insulin, người bệnh nên tập thể dục và có chế độ ăn kiêng hợp lý để duy trì và ổn định đường huyết ở mức an toàn. Tiểu đường type 1 không thể phòng ngừa được.

2, Tiểu đường type 2: hay gặp hơn ở những bệnh nhân thừa cân, béo phì, người cao tuổi....TIểu đường type 2 chiếm 90 % tỷ lệ bệnh nhân mắc tiểu đường. Với bệnh tiểu đường loại 2, c ơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc sản xuất đủ nhưng không đáp ứng với insulin như bình thường . Bệnh tiểu đường loại 2 đôi khi được coi là một căn bệnh lối sống bởi vì nó thường có nguy cơ do ít vận động, thừa cân và không tập thể dục.

3, Tiểu đường type 3( đái tháo đường thai kỳ): thường gặp ở phụ nữ mang thai (ba tháng giữa thai kỳ). Khoảng 4% của tất cả các phụ nữ mang thai có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Không giống như bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2, bệnh tiểu đường lúc mang thai sẽ biến mất sau khi em bé được sinh ra. Khi một người phụ nữ có một sự xuất hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ trong thời gian mang thai, cô ấy có nhiều khả năng mắc tiểu đường thai kỳ một lần nữa trong lần mang thai tiếp theo và người phụ nữ đó có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường loại 2 sau này trong đời. Phụ nữ mang thai ở tuổi cao hơn có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn.

Một số dấu hiệu phân biệt xem bạn mắc tiểu đường type 1, type 2 hay type 3?

Để xác nhận xem là bạn có mắc tiểu đường hay không? Và ở trong loại nào tốt nhất nên đến các cơ sở y tế, bác sỹ sẽ là những người đưa ra kết luận cuối cùng. Tuy nhiên theo một số nguyên tắc chung, những bệnh nhân tiểu đường trên 45 tuổi, béo phì, có tiền sử gia đình mắc bệnh, hoặc mắc 1 số bệnh mãn tính như cao huyết áp, béo phì....có thể sẽ mắc tiểu đường loại 2. Theo đó, nếu mắc bệnh tiểu đường ở độ tuổi dưới 20, không có tiền sử gia đìnhm không mắc bệnh liên quan thì có thể là tiểu đường type 1. Dấu hiệu cảnh báo tiểu đường type 1 là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân mờ mắt và cực kỳ mệt mỏi. Tiểu đường type 2 có dấu hiệu cảm thấy mệt mỏi hoặc bị bệnh, đi tiểu thường xuyên (đặc biệt là vào ban đêm), khát bất thường, giảm cân, mờ thị lực, nhiễm trùng thường xuyên và thương chậm lành. Đối tượng chủ yếu của type 1 là trẻ em/thiếu niên, còn ở type 2 là người lớn, người cao tuổi và tuyp 3 là phụ nữ mang thai.
Đọc Thêm…

Hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin

10:00 |

Đối với bệnh nhân tiểu đường type 1 hiện nay thì việc sử dụng insulin đường tiêm là rất cần thiết và phải sử dụng nó hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng và hiểu biết về bút tiêm insulin này. Hãy cũng blog dược đi tìm hiểu cách sử dụng bút tiêm insulin này nhé
1.      Kiểm tra bút và kim tiêm trước khi sử dụng:
-          Kiểm tra nhãn trên bút tiêm để đảm bảo sử dụng đúng loại insulin
-          Kiểm tra phần nắp lớn trên kim tiêm và miếng bảo vệ để xác định đúng loại kim tiêm sẽ dùng.
2.      Nếu dùng loại insulin đục, phải làm đồng nhất hỗn dịch insulin trước khi tiêm:
-          Để insulin trở về nhiệt độ phòng trước khi sử dụng để việc làm đồng nhất hỗn dịch insulin dễ dàng hơn.
-          Luôn kiểm tra có ít nhất 12 đơn vị insulin còn lại trong ống thuốc để có thể làm đồng nhất hỗn dịch. Nếu còn ít hơn 12 đơn vị, sử dụng một bút tiêm mới.
-          Tháo nắp bút tiêm.
-          Lăn bút tiêm giữa 2 lòng bàn tay tới và lui 10 lần (giữ bút tiêm nằm ngang).
-          Lắc bút tiêm lên và xuống 10 lần.
-          Kiểm tra insulin có màu đục đều chưa. Nếu chưa có, lặp lại các bước vừa nêu.
3.      Gắn kim tiêm mới vào bút tiêm
-          Khử trùng mạc cao su bằng gạc vô trùng.
-          Tháo miếng bảo vệ khỏi kim dùng 1 lần mới (luôn sử dụng 1 kim mới cho mỗi lần tiêm).
-          Vặn kim thẳng và chặt vào bút tiêm. Cẩn thận không làm cong hoặc hư hỏng trước khi sử dụng.
-          Tháo nắp lớn bên ngoài kim và giữ nó để dùng về sau.
-          Tháo nắp kim bên trong và bỏ đi.
4.      Đuổi bọt khí
-          Xoay nút chọn liều tiêm để chọn 2 đơn vị
-          Cầm bút tiêm với kim hướng lên trên và dùng một ngón tay gõ nhẹ vào ống thuốc vài lần để làm cho tất cả bọt khí di chuyển lên đỉnh ống thuốc.
-          Giữ kim hướng lên trên, ấn nút bấm tiêm thuốc xuống hết cỡ. Nút chọn liều tiêm trở về 0. Một giọt insulin xuất hiện ở đầu kiêm là được. Nếu không có giọt insulin thì thay kim và lặp lại quá trình này không quá 6 lần. Nếu giọt insulin vẫn không xuất hiện thì bút tiêm đã bị hư và phải sử dụng một bút tiêm mới.
5.      Định liều tiêm
-          Xoay nút chọn liều tiêm để chọn số đơn vị cần tiêm.
-          Liều thuốc tiêm có thể được điều chỉnh tăng hay giảm bằng cách xoay nút chọn liều tiêm tới hay lui cho đến khi liều đúng nằm ngang với vạch chỉ liều tiêm.
6.      Tiêm thuốc
-          Tiêm liều thuốc bằng cách ấn nút bấm tiêm thuốc hết cỡ cho đến khi số 0 nằm ngang với vạch chỉ liều tiêm.
-          Kim phải được giữ dưới da ít nhất 6 giây. Ấn giữa nguyên nút bấm tiêm ở vị trí ấn xuống hoàn toàn sau khi tiêm cho đến khi rút kim ra khỏi da.
-          Đưa kim vào trong nắp lớn bên ngoài kim. Đẩy nắp lớn bên ngoài kim vào hoàn toàn và vặn tháo kim ra.
-          Hủy kim cẩn thận và đậy nắp bút tiêm lại.
Dùng bút tiêm insulin đúng cách cho bệnh nhân tiểu đường để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Đọc Thêm…

Chủ đề

Liên hệ đặt banner

Banner